CÔNG TY TNHH DỊCH THUẬT CHUYÊN NGHIỆP QUỐC TẾ (INTER-PROTRANS)

Tin Tức Ngành

Pétrus Trương Vĩnh Ký, nhà bác học thạo nhiều ngoại ngữ nhất Việt Nam.

19/11/2013

Pétrus Trương Vĩnh Ký (張永記, 1837 – 1898), tên hồi nhỏ là Trương Chánh Ký, sau này đổi tên đệm thành Trương Vĩnh Ký, hiệu Sĩ Tải (士載); là một nhà văn, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục học, và khảo cứu văn hóa tiêu biểu của Việt Nam.

Năm 11 tuổi (1848),Pétrus Ký theo Cố Hòa (tức Linh mục người Pháp Belleveaux), đang giữ chức Cai tại trường đạo Pinha-lu ở Phnom Penh (Cao Miên). Ở đây, có các học sinh là người Cao Miên (Campuchia), Ai Lao (Lào), Miến Điện (Myanma), Trung Quốc;... ông lân la làm quen và rồi học luôn các thứ tiếng ấy.

Năm 1851, Pétrus Ký lại được gửi vào trường đạo Dulalma ở Penang (đây là một hòn đảo nhỏ trên vùng biển Hạ Châu, tức Nam Dương, nay thuộc Malaysia). Ban đầu, đoàn du học (có Linh mục Long đi theo) đi theo đường bộ xuất phát từ Nam Vang, nhưng rồi đoàn bị lạc giữa rừng, lại gặp bão ở Biển Hồ, nên phải trở về Sài Gòn để xuống tàu thủy qua Penang... Trong khoảng thời gian theo học tại đây, ông còn học thêm các thứ tiếng khác, như: Ấn Độ, Anh, Tây Ban Nha, Mã Lai, Nhật Bản, Hy Lạp, Thái Lan, Pháp,...

Năm 1863, triều đình Huế cử một phái đoàn do Phan Thanh Giản đứng đầu sang Pháp xin chuộc ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, và ông Giản đã xin Pétrus Ký đi theo làm thông ngôn.

Ông có tri thức uyên bác, am tường và có cống hiến lớn trên nhiều lĩnh vực văn hóa cổ kim Đông Tây, nên được tấn phong Giáo sư Viện sĩ Pháp, được ghi tên trong Bách khoa Tự điển Larousse, và đứng vào vị trí "toàn cầu bác học thập bát quân tử" tức là một trong 18 nhà bác học hàng đầu thế giới thế kỷ 19. Ngoài ra, vì biết và sử dụng thông thạo 27 ngoại ngữ, nên ông trở thành nhà bác học biết nhiều thứ tiếng nhất ở Việt Nam, và đứng vào hàng những người biết nhiều ngoại ngữ bậc nhất trên thế giới.

Ông để lại hơn 100 tác phẩm về văn học, lịch sử, địa lý, từ điển và dịch thuật,... Riêng đối với nền báo chí Quốc ngữ Việt Nam, ông được coi là "ông tổ nghề báo Việt Nam", người đặt nền móng, bởi ông chính là người sáng lập, là Tổng biên tập tờ báo quốc ngữ đầu tiên: Gia Định báo.

Phạm Xuân Hoàng Ân – Hổ phụ sinh hổ tử.

Phạm Xuân Hoàng Ân là con trai cả của tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn ( 1927 – 2006 ). Năm 1983 ông sang Liên Xô học đại học 5 năm, lúc đầu học ở Học viện ngoại ngữ Minsk sau chuyển sang khoa Phiên dịch tại Đại học Ngoại ngữ Quốc gia Matxcova mang tên Mauris Thorez. 

Bạn Phạm Xuân Hoàng Ân - LHSVN khóa 82-83 trong chuyến công tác của CTN sang thăm Mỹ tháng 7/2013.

Ông tốt nghiệp hạng ưu, thông thạo ngôn ngữ tiếng Anh và viết luận văn ngôn ngữ học về đề tài dịch từ tiếng Nga sang tiếng Anh một đoạn trích từ sách của A.A. Kurznetsova "Bên bờ sông Mê Công và sông Hồng". 

Năm 1993, Ân đã trở lại Việt Nam để bắt đầu làm việc tại Bộ Ngoại giao. Năm 1999, Ân giành được học bổng Fulbright, được học một khóa tại khoa luật Trường đại học Duke, Hoa Kỳ. Trong thời gian Tổng thống Mỹ George W. Bush thăm Việt Nam tháng 9-2006, Phạm Xuân Hoàng Ân được chọn làm phiên dịch cho cuộc trao đổi giữa Tổng thống Bush và Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Ân nói: "Tôi ước gì ba tôi có mặt ở đây để chứng kiến những giây phút này. Giọng của tôi đôi lúc đã nghẹn lại trong quá trình phiên dịch cho tổng thống và Chủ tịch nước, tôi đã cố kiềm chế những giọt nước mắt của mình vì quá xúc động".

Dịch thuật nhanh sưu tầm.

  • Skype Me™!

    Tư vấn 1
    (+84) (028) 39.111.959

Hổ trợ trực tuyến