CÔNG TY TNHH DỊCH THUẬT CHUYÊN NGHIỆP QUỐC TẾ (INTER-PROTRANS)

Tin Tức Ngành

Thông Dịch Viên Tòa Án:

30/10/2013

Câu chuyện kể về việc đôi lúc fish không chỉ mang nghĩa là con cá.

Sau năm 1975, lượng người Việt sang sinh sống, học tập và làm việc tại Mỹ ngày càng nhiều, số lượng kiều bào tập trung đông nhất là ở quận Cam ( California ) với đủ mọi tầng lớp, nghề nghiệp, tôn giáo. Cuộc sống khó khăn nơi xứ người đã làm cho ở trở nên gần gũi với nhau nhiều hơn, cưu mang và chia sẻ với nhau lúc khó khăn.

Điều khó khăn nhất với những người khi mới ra nước ngoài làm ăn, sinh sống đó chính là sự khác biệt giữa ngôn ngữ, văn hóa, phong cách sống, đôi khi nó gây ra vô số chuyện phiền toái và thậm chí là những rắc rối liên quan đến pháp luật. Vì thế, thông dịch viên tòa án là một nghề hết sức cần thiết. Tuy nhiên, để trở thành một thông dịch viên là một điều hoàn toàn không dễ dàng, nó đòi hỏi bạn phải kiên nhẫn, nỗ lực và học tập một cách nghiêm túc nhất để đạt được trình độ đó. “Người thông dịch viên mà phạm phải sai lầm là có thể đưa đến hậu quả khôn lường cho thân chủ của mình” những học viên lớp thông dịch viên tòa án vừa tốt nghiệp do trường Đại học Cal State Fullerton tổ chức cho biết.


Lễ tốt nghiệp tại Viện Việt Học cho khóa học đầu tiên của lớp “Thông dịch viên tòa án” do trường Cal State Fullerton tổ chức. Hàng trước, tân Thẩm Phán Quận Cam Cheri Phạm (thứ 9, từ trái) và Mục Sư Nguyễn Quang Minh, thông dịch hữu thệ tòa án (thứ 6, từ trái). (Hình: Ngọc Lan/Người Việt

Thông dịch viên không phải đơn giản là dịch từ tiếng này sang nghĩa của tiếng kia mà còn phải dịch sao cho phù hợp với hoàn cảnh, văn hóa và tình huống của sự việc, sai một chữ thôi là có thể biến án chung thân thành tử hình, có tội trở thành vô tội, không có tội đột nhiên trở thành kẻ phạm tội.

Ông Thomas Vũ, một thông dịch viên gần 40 năm kinh nghiệm cho biết nghề này phải đọc nhiều, học hỏi nhiều thì mới tránh được các sai lầm đáng tiếc. Ví dụ như từ fish không chỉ mang nghĩ là con cá mà nó còn là 1 từ tiếng lóng ám chỉ cảnh sát giống như từ “bồ câu ” ở Việt Nam là dùng để ám chỉ cảnh sát giao thông. Hay từ bạn gái mang hàm ý thô tục ở Việt Nam là con " ghệ " nhưng trong ngữ cảnh tiếng anh không thể dịch là “girlfriend” hay “lover” được mà phải dịch là “exgirl” Ngoài ra còn có những từ phát âm rất giống nhau, nếu không chú ý sẽ rất dễ nhầm lẫn như “plead” ( bào chữa ) – “pleat” ( gấp quần áo ) và “pleach” ( bện lại, tết lại với nhau ), “arraingnment” (buổi luận tội) –“arrangenment” (sự sắp xếp) hay những từ giống nhau nhưng có nghĩa khác nhau trong những hoàn cảnh khác nhau như “information” ( thông tin ) – “information” ( bản cáo trạng ).

Thẩm phán Cherry Phạm cho biết, đôi lúc những người bị vu oan nhưng không biết phải trình bày như thế nào cho quan tòa hiểu để minh oan cho mình hay những người làm nhân chứng, không biết phải trình bày ra sao để có thể kể hết tội trạng của bị cáo chỉ vì không biết tiếng Anh hoặc tiếng Anh không đủ để kể lại được, đó là một điều bất lợi và vô cùng nguy hiểm. Làm nghề này ngoài việc nắm được ngữ cảnh, hiện trạng của sự việc mà còn phải có sự trung thực, tất cả vì sự thật, không thể gian dối, giả tạo.

Khó khăn khi học ngành này chính là tốc độ nói từ 120-140 từ/phút. Nghe được vài từ đầu là phải dịch đuổi theo ngay. Phải dịch hết những từ mình nghe được, không được bỏ sót một từ nào, bộ não phải hoạt động liên tục để tìm ra từ thích hợp để chuyển ngữ.

Đây là một nghề rất khó, có những người giỏi nhưng thi vẫn trượt ở phần nghe tốc độ, đôi khi là người học không hiểu người ra đề muốn kỳ vọng gì ở mình nên không biết phải học bao nhiêu cho đủ. Ngoài ra, cần phải có một kiến thức tổng quát, kiên trì trau dồi từ vựng, văn hóa, vốn sống và phải thường xuyên đến tòa án thực tập, học hỏi thêm” Giáo sư Lê Chính Long, một giảng viên lớp phiên dịch tòa án Đại học Cal State Fullerton cho biết

Dù gặp khó khăn như thế nào thì đây là một nghề cao quý, nó không những truyền tải những từ ngữ vô tri vô giác mà còn truyền tải cả cảm xúc và tâm trạng của người nói. Đây là một nghề đầy lý thú, hấp dẫn nếu như chúng ta là người ham học hỏi, trau dồi kiến thức và có trí nhớ cũng như khả năng diễn đạt tốt”

  • Skype Me™!

    Tư vấn 1
    (+84) (028) 39.111.959

Hổ trợ trực tuyến