CÔNG TY TNHH DỊCH THUẬT CHUYÊN NGHIỆP QUỐC TẾ (INTER-PROTRANS)

Tin Tức Ngành

Dịch giả nổi danh của Trăm năm cô đơn, Tình yêu thời thổ tả

23/10/2013

 Dịch giả nổi danh của Trăm năm cô đơn, Tình yêu thời thổ tả… sinh thời gặp không ít "tai nạn" dịch thuật. Câu chuyện nghề của ông là sự khích lệ lớn cho những đồng nghiệp hậu sinh, nhất là khi câu chuyện về dịch thuật đang nóng lên trong dư luận.

Nguyễn Trung Đức có công lớn trong làng dịch thuật Việt Nam. Năm 1986, với việc dịch Trăm năm cô đơncủa Garcia Marquez, ông trở thành dịch giả văn học Mỹ - Latin nổi tiếng và tiên phong.

TT&VH Cuối tuần có cuộc trò chuyện với PGS Đào Tuấn Ảnh, người chủ trì và thuyết trình chính trong cuộc tọa đàm “Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Mỹ - Latin” vừa được Viện Văn học tổ chức, trong đó khẳng định vai trò quan trọng của dịch giả Trung Đức trong việc giới thiệu nền văn học này ở Việt Nam. PGS Ảnh là đồng nghiệp và là một người bạn của cố dịch giả.

PGS Đào Tuấn Ảnh - nhà nghiên cứu phê bình văn học Nga, hiện công tác tại Ban Văn học ngước ngoài của Viện Văn học. Ảnh: Nguyễn Đình Toán.

“Con khỉ” khiêm nhường của Garcia Marquez

* Nhắc đến cố dịch giả văn học Mỹ - Latin Nguyễn Trung Đức, người ta thường nhớ câu nói: “Tôi chỉ là con khỉ của Marquez” (chính Gabriel Garcia Marquez cũng dùng từ “con khỉ” để nói về các dịch giả). Phát biểu này nói lên điều gì về con người Trung Đức?

- Ví công việc dịch thuật của mình như hành động “bắt chước” của con khỉ, vừa khiêm tốn vừa thể hiện quan niệm dịch của của dịch giả. Theo Nguyễn Trung Đức, trung thành với nguyên tác là chuyện đương nhiên và là nguyên tắc đầu tiên của dịch thuật. Những ai từng biết Trung Đức hẳn chứng kiến ông đã khổ công như thế nào để thực hiện nguyên tắc “vàng” này.

 Tuy nhiên, gần như một nghịch lý, ông cũng lại thuộc “nằm lòng” quan niệm của Octavio Paz rằng dịch là một hành động làm thay đổi cái mà chính nó chuyển tải. Dịch là đã đưa vào một nhân tố lạ: một ngôn ngữ khác hẳn. Một ngôn ngữ khác là một cái nhìn khác về thế giới. 

Như vậy, một bản dịch lý tưởng cần kết hợp hai cái dường như không thể kết hợp: trung thành với nguyên tác nhưng vẫn là một tác phẩm thứ hai (không sao chép máy móc), vừa truyền được văn phong nguyên tác, đồng thời lại “có giọng” riêng của dịch giả. 

Từ bản dịch đầu tiên tiểu thuyết Sự tráo trở của phương pháp (1981) của Alejo Carpentier tới Mùa Thu của vị trưởng lão (2000) của Garcia Marquez, cho thấy Trung Đức rất bền bỉ với nguyên tắc dịch nêu trên.

- Quan niệm của Octavio Paz nêu trên cho thấy dịch văn chương khó nhường nào. Khi đã theo cái nghiệp này, chắc chắn không một ai, kể cả người tự tin nhất, lại dám vỗ ngực tuyên bố mình không một lần sai sót. Lỗi dịch có nhiều cấp độ và nguyên nhân, nhưng lỗi do chủ quan, ẩu tả là không thể chấp nhận.* Có bao giờ ông gặp vấn đề về các sai sót trong dịch thuật, như một số dịch giả gặp phải thời gian gần đây?

Gần 2 thập niên toàn tâm toàn ý dịch văn học Mỹ - Latin, Nguyễn Trung Đức là tấm gương về sự cẩn thận, cầu toàn. Ông kể, có những câu trong nguyên tác ông phải mất đến 3 ngày trời mới tìm được câu tiếng Việt thích hợp. Suốt ngày câu chữ cứ ám ảnh, khiến cả lúc đi trên phố ông cũng lẩm nhẩm một mình, nhiều người qua đường cứ ngỡ ông điên. Cho tới lúc cầm được sách trên tay ông mới thấy mình thực sự thoát ra khỏi cái “ngục luyện” nơi ông tự nguyện làm tù khổ sai. 

* Bà từng nhắc đến trường hợp cuốn Tình yêu thời thổ tả của Gabriel Garcia Marquez như một tai nạn nghề nghiệp khiến Trung Đức rất buồn lòng?

- Tình yêu thời thổ tả là dịch phẩm mà Trung Đức lao tâm khổ tứ mấy năm trời, tới khi sách vừa ra thì bị thu hồi. Đó là năm 1987, mãi  8 năm sau, năm 1995  sách mới được in trở lại. Nếu so sánh thì những phê phán về câu chữ, dẫu có phũ phàng thế nào chăng nữa, vẫn còn dễ chịu hơn nhiều.

Trước việc “đứa con tinh thần” của mình bị đối xử như vậy, ông rất đau khổ. Những lúc đó Nguyễn Trung Đức như thể bị đày ải vào “trăm năm cô đơn”. Chính tình yêu đắm say văn học Mỹ - Latin và lòng tôn trọng tác giả, độc giả đã tiếp sức cho ông vượt qua tai nạn nghề nghiệp, “bám trụ” đến cùng trong cái công việc nghiệt ngã này.

Dịch giả Nguyễn Trung Đức qua ống kính “nhà nhiếp ảnh văn nghệ” Nguyễn Đình Toán.

* Sự phê phán của giới phê bình và bạn đọc mà theo bà nhiều khi nghiệt ngã, phũ phàng, đã ảnh hưởng như thế nào đến ông?

- Khiêm nhường và cầu thị, Trung Đức luôn bình tĩnh tiếp nhận sự ngợi khen (đôi khi quá đà), cũng như sự phê phán (nhiều khi phũ phàng). Tất nhiên, ở thời của ông, người ta chủ yếu “soi” nội dung tác phẩm, ít ai biết tiếng Tây Ban Nha tới độ có thể săm soi từng câu chữ. 

Có nhiều người đánh giá bản dịch văn học Mỹ - Latin của Trung Đức khó hiểu. Thật ra, để tiếp nhận một nền văn học xa lạ cần có sự chuẩn bị về “phông nền văn hóa”. Trung Đức vừa là dịch giả, vừa là nhà nghiên cứu văn học, do vậy ông phải cáng đáng “tuốt tuột”: vừa chọn tác phẩm để dịch, vừa viết bài giới thiệu nhằm giúp cho độc giả tiếp nhận dịch phẩm. 

Ông luôn sẵn sàng tiếp thu những góp ý đúng đắn, điều này tôi đã được chứng kiến khi cùng làm việc với ông về bản dịch Octavio Paz: Thơ văn và tiểu luận (1998), dù cách thức phê phán nhiều khi cũng không mấy dễ chịu. Còn với những ý kiến phê phán không xác đáng thì ông biết cách bảo vệ chính kiến của mình.

* Một nhà văn - dịch giả có đóng góp lớn thì không chỉ cần có tác phẩm hay mà những gì họ làm cũng phải có tầm ảnh hưởng với đồng nghiệp. Bà nghĩ sao về đánh giá này?

- Nhờ bản dịch tiểu thuyết Trăm năm cô đơn của Garcia Marquez vào năm 1986, Nguyễn Trung Đức trở thành một dịch giả tên tuổi. Điều đó thu hút các nhà văn, nhà thơ có khuynh hướng cách tân ở Việt Nam trở thành bạn bè, chiến hữu của ông. Nhà ông trở thành “câu lạc bộ văn chương” lúc đó. Có thể nói, đó là một ví dụ sinh động cho sự kết nối lý tưởng giữa sáng tác, dịch thuật và nghiên cứu.

Nếu đọc kỹ sáng tác của một số nhà văn, nhà thơ Việt Nam thời kỳ ấy sẽ thấy xuất hiện một số đường nét cách tân theo tinh thần hiện đại chủ nghĩa kiểu Mỹ - Latin (bắt đầu có yếu tố huyền thoại, lối trần thuật đa tầng, kết cấu truyện trở nên phức tạp…). Rõ ràng, văn học hiện đại Mỹ - Latin thông qua những tác phẩm nổi tiếng mà dịch giả Trung Đức cùng bạn bè của ông kỳ công chuyển tải sang tiếng Việt đã phát huy tác dụng. 

Những ai từng gần gũi Nguyễn Trung Đức đều biết ông có nhiều dự định lớn trong việc quảng bá văn học Mỹ Latin ở Việt Nam. Tuy nhiên cái chết sớm (ông mất năm 2001 – TT&VH) đã làm đứt đoạn những ước mơ và dự định lớn lao đó. Trong mỗi người yêu mến văn học Mỹ - Latin luôn đau đáu một câu hỏi: liệu đến bao giờ mới có được những người nhiệt tâm, tài năng để tiếp nối những việc làm dang dở của ông?

* Sự phê phán của giới phê bình và bạn đọc mà theo bà nhiều khi nghiệt ngã, phũ phàng, đã ảnh hưởng như thế nào đến ông?

- Khiêm nhường và cầu thị, Trung Đức luôn bình tĩnh tiếp nhận sự ngợi khen (đôi khi quá đà), cũng như sự phê phán (nhiều khi phũ phàng). Tất nhiên, ở thời của ông, người ta chủ yếu “soi” nội dung tác phẩm, ít ai biết tiếng Tây Ban Nha tới độ có thể săm soi từng câu chữ. 

Có nhiều người đánh giá bản dịch văn học Mỹ - Latin của Trung Đức khó hiểu. Thật ra, để tiếp nhận một nền văn học xa lạ cần có sự chuẩn bị về “phông nền văn hóa”. Trung Đức vừa là dịch giả, vừa là nhà nghiên cứu văn học, do vậy ông phải cáng đáng “tuốt tuột”: vừa chọn tác phẩm để dịch, vừa viết bài giới thiệu nhằm giúp cho độc giả tiếp nhận dịch phẩm. 

Ông luôn sẵn sàng tiếp thu những góp ý đúng đắn, điều này tôi đã được chứng kiến khi cùng làm việc với ông về bản dịch Octavio Paz: Thơ văn và tiểu luận (1998), dù cách thức phê phán nhiều khi cũng không mấy dễ chịu. Còn với những ý kiến phê phán không xác đáng thì ông biết cách bảo vệ chính kiến của mình.

- Nhờ bản dịch tiểu thuyết Trăm năm cô đơn của Garcia Marquez vào năm 1986, Nguyễn Trung Đức trở thành một dịch giả tên tuổi. Điều đó thu hút các nhà văn, nhà thơ có khuynh hướng cách tân ở Việt Nam trở thành bạn bè, chiến hữu của ông. Nhà ông trở thành “câu lạc bộ văn chương” lúc đó. Có thể nói, đó là một ví dụ sinh động cho sự kết nối lý tưởng giữa sáng tác, dịch thuật và nghiên cứu.* Một nhà văn - dịch giả có đóng góp lớn thì không chỉ cần có tác phẩm hay mà những gì họ làm cũng phải có tầm ảnh hưởng với đồng nghiệp. Bà nghĩ sao về đánh giá này?

Nếu đọc kỹ sáng tác của một số nhà văn, nhà thơ Việt Nam thời kỳ ấy sẽ thấy xuất hiện một số đường nét cách tân theo tinh thần hiện đại chủ nghĩa kiểu Mỹ - Latin (bắt đầu có yếu tố huyền thoại, lối trần thuật đa tầng, kết cấu truyện trở nên phức tạp…). Rõ ràng, văn học hiện đại Mỹ - Latin thông qua những tác phẩm nổi tiếng mà dịch giả Trung Đức cùng bạn bè của ông kỳ công chuyển tải sang tiếng Việt đã phát huy tác dụng. 

Những ai từng gần gũi Nguyễn Trung Đức đều biết ông có nhiều dự định lớn trong việc quảng bá văn học Mỹ Latin ở Việt Nam. Tuy nhiên cái chết sớm (ông mất năm 2001 – TT&VH) đã làm đứt đoạn những ước mơ và dự định lớn lao đó. Trong mỗi người yêu mến văn học Mỹ - Latin luôn đau đáu một câu hỏi: liệu đến bao giờ mới có được những người nhiệt tâm, tài năng để tiếp nối những việc làm dang dở của ông?

Từ năm 1981 tới 2000, Nguyễn Trung Đức có 19 năm liên tục dịch văn học Mĩ Latin. Kết hợp với các dịch giả khác, ông cho ra đời khoảng 35 đầu sách dịch văn học Mỹ Latin, trong đó có 14 tiểu thuyết. Riêng tác gia Gabriel Garcia Marquez ông dịch 7 tiểu thuyết và khoảng 50 truyện ngắn. 

Nguồn: Thể thao & Văn hóa Cuối tuần

  • Skype Me™!

    Tư vấn 1
    (+84) (028) 39.111.959

Hổ trợ trực tuyến