CÔNG TY TNHH DỊCH THUẬT CHUYÊN NGHIỆP QUỐC TẾ (INTER-PROTRANS)

Dịch thuật

Dịch công chứng các chứng từ xuất nhập khẩu

04/03/2015

Dịch công chứng các chứng từ xuất nhập khẩu

Ngày nay khi hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng trở thành thế mạnh trong nền kinh tế của Việt Nam thì việc xuất hiện nhu cầu dịch công chứng các loại chứng từ liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu cũng trở nên cần thiết không kém.

Hoạt động thông thương qua lại giữa các nước ngày càngmở rộng, công tác giao thông vận tải cũng phát triễn trên các tuyến đường bộ, đường thuỷ, hàng không. Các công ty vận tải trong nước, công ty vận tải đường biển chuyên thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hoá, với vai trò là nhà chuyên chở cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong và ngoài nước. Các vận đơn, chứng thư hàng hoá theo thông lệ quốc tế phải hợp thức hoá bằng ngôn ngữ nước ngoài hay nói cách khác là dịch công chứng sang ngôn ngữ của nước nhập khẩu theo đúng quy trình thủ tục.

Những giấy tờ tài liệu dịch công chứng gần như bắt buộc phải có.

Dịch công chứng hợp đồng thương mại (Contract) là văn bản thỏa thuận giữa người mua và người bán về các nội dung liên quan: thông tin người mua & người bán, thông tin hàng hóa, điều kiện cơ sở giao hàng, thanh toán v.v…

Dịch công chứng hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): chứng từ do người xuất khẩu phát hành để đòi tiền người mua cho lô hàng đã bán theo thỏa thuận trong hợp đồng. Chức năng chính của hóa đơn là chứng từ thanh toán, nên cần thể hiện rõ những nội dung như: đơn giá, tổng số tiền, phương thức thanh toán, thông tin ngân hàng người hưởng lợi…

Dịch công chứng phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List): là loại chứng từ thể hiện cách thức đóng gói của lô hàng. Qua đó, người đọc có thể biết lô hàng có bao nhiêu kiện, trọng lượng và dung tích thế nào…

Dịch công chứng vận đơn (Bill of Lading): Là chứng từ xác nhận việc hàng hóa xếp lên phương tiện vận tải (tàu biển hoặc máy bay). Với vận đơn đường biển gốc, nó còn có chức năng sở hữu với hàng hóa ghi trên đó.

Dịch công chứng tờ khai hải quan (Customs Declaration): chứng từ kê khai hàng hóa xuất nhập khẩu với cơ quan hải quan để hàng đủ điều kiện để xuất khẩu hoặc nhập khẩu vào một quốc gia.

Những giấy tờ dịch công chứng phải cần hồ sơ gốc

Đối với những giấy tờ, bản dịch công chứng yêu cầu xác nhận từ cơ quan tư pháp thì bắt buộc người có nhu cầu dịch thuật phải cung cấp bản gốc cho bên công ty dịch thuật để họ đi công chứng và lấy dấu tư pháp cho mình.

Hiện trạng ngày nay là một số công ty dịch thuật nhận những hồ sơ tài liệu dịch công chứng nhưng không có bản gốc hoặc bản gốc chưa hợp lệ dịch cho khách hàng mà không hề tư vấn cho khách hàng. Vì lợi nhuận các công ty dịch thuật nhận bừa bãi gây ra việc hồ sơ dịch công chứng khách hàng không sử dụng được cho dù đã có dấu công chứng của phòng tư pháp.

Bản chất của công chứng là xác nhận chữ ký và chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, các bản dịch bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. Từ “dịch công chứng” cũng xuất phát từ đây. Bởi vì thực chất dịch công chứng không phải là xác nhận bản dịch như nhiều người vẫn thường nghĩ mà là xác nhận chữ ký của người dịch bản dịch đó và xác nhận cam kết của họ đối với bản dịch mà họ đã dịch.

Có phải cố tình dịch công chứng sai để thu tiền trục lợi

Điều quan trọng nhất đối với văn bản dịch công chứng là tính pháp lý của văn bản công chứng phải được bảo đảm chính xác tuyệt đối bởi lẽ bản chất của hoạt động công chứng là chứng nhận tính xác thực và hợp pháp của các giấy tờ. Muốn có được điều này thì trước hết Công chứng viên phải là người được đào tạo bài bản, có trình độ nghiệp vụ vững vàng, thận trọng, tận tâm trong khi hành nghề, am hiểu sâu, rộng nhiều lĩnh vực pháp luật liên quan đến hoạt động công chứng. Đồng thời cá nhân người nhận dịch công chứng hay công ty dịch thuật phải là những người làm việc có đạo đức nghề nghiệp thì mới có thể tư vấn thông tin chính xác cho khách hàng được.

Đặc biệt, vào năm 2015 Bộ Luật công chứng có một số thay đổi về hồ sơ dịch công chứng có thể thực hiện ở phòng công chứng tư thì sẽ xảy ra nhiều bất cập hơn nữa.Vì mục đích kinh doanh các văn phòng công chứng hoặc các đơn vị không thuộc lĩnh vực dịch thuật cũng có thể tự do kinh doanh để thu lợi nhuận bởi vì bản dịch không còn được kiểm soát bởi các cơ quan tư pháp nữa mà thay vào đó là các con dấu của văn phòng công chứng tư. Mặc dù khi dịch công chứng tại các văn phòng công chứng tư con dấu vẫn có giá trị tuy nhiên liệu khách hàng sẽ sử dụng có được không đó lại là một vấn đề khác đáng suy ngẫm.

Tóm lại, Dịch thuật giấy tờ chứng nhận xuất nhập khẩu cũng khá là đơn giản, nhưng lấy dấu công chứng tư pháp cũng còn có một vài vướn mắc. Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

 

  • Skype Me™!

    Tư vấn 1
    (+84) (028) 39.111.959

Hổ trợ trực tuyến