CÔNG TY TNHH DỊCH THUẬT CHUYÊN NGHIỆP QUỐC TẾ (INTER-PROTRANS)

Tin Tức Ngành

CÁC KỸ NĂNG CẦN CÓ ĐỂ TRỞ THÀNH PHIÊN DỊCH VIÊN/BIÊN DỊCH VIÊN LÀ GÌ?

04/12/2018

1. Diễn xuất – Đừng lo lắng, điều này không có nghĩa là bạn phải có một công việc đòi hỏi năng suất như khi bạn dành hầu hết thời gian của mình trên sân khấu London như một vai chính của Shakespeare. Hơn thế nữa, phiên dịch viên cần phải có khả năng diễn giống như người diễn giả mà họ đang phiên dịch. Ví dụ, nếu diễn giả đang diễn thuyết với tông giọng hơi nghiêm túc về thực tế khắc nghiệt của vấn nạn lạm dụng trong nước theo kinh nghiệm cá nhân thì nó sẽ thật phi lí khi người phiên dịch như bạn mang một nụ cười vui vẻ và phiên dịch bằng một tông giọng mang tính lạc quan. Nói cách khác, bạn phải thận trọng tới tâm trạng của người diễn giả khi họ diễn thuyết, cách họ đi lại và cách họ nhấn mạnh các phần trong bài diễn thuyết.

2. Tự tin và bình tĩnh – Khi phiên dịch, trừ khi bạn là người bản xứ trong cả ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích, sẽ luôn có những từ mà nếu bạn không may thì ngay cả ý nghĩa tổng quát bạn cũng không thể hiểu được. Nếu ở trong tình huống nói trên thì bạn sẽ mất bình tĩnh thậm chí chỉ trong một hai giây thôi cũng sẽ ảnh hưởng bất lợi cho phần phiên dịch và cách mà người diễn giả và khán giả nhận thức về bạn. Chẳng hạn, nếu một từ bạn không biết trong ngôn ngữ nguồn làm bạn bối rối và bạn bị mất bình tĩnh, có thể bạn sẽ biểu hiện ra mặt. Cũng có thể khán giả sẽ chú ý đến điều này và nó làm cho diễn giả thấy bực mình; điều này sẽ dẫn đến kết thúc cho mối quan hệ hợp tác tốt đẹp của bạn và người diễn giả. Do đó, cần phải duy trì sự bình tĩnh và tập trung vào việc phiên dịch 95% bài diễn thuyết mà bạn nắm bắt được, và dấu đi một hay hai từ bạn đã bỏ lỡ. Hoặc tốt hơn nếu bạn có đủ tự tin hỏi diễn giả ý họ là gì, điều này một lần nữa cam đoan với diễn giả cũng như khán giả rằng bạn là người chuyên nghiệp và đang nỗ lực hết mình để mang đến bài diễn thuyết tốt nhất . Tuy nhiên, số lần bạn có thể hỏi lại ý của diễn giả là giới hạn; hỏi quá nhiều sẽ lộ ra sự thiếu thốn kiến thức liên quan của bạn và làm hỏng mạch văn của diễn giả.  

3. Sự nhã nhặn – Nếu bạn được một công ty thuê để phiên dịch một buổi thuyết trình power point về một chủ đề cho sẵn trong một giờ thì thông thường bạn sẽ có cơ hội gặp thuyết trình viên trước. Đây là một dịp thuận lợi để phiên dịch viên làm quen với thuyết trình viên. Bằng việc cho thấy rằng bạn có hứng thú hoặc thậm chí là hứng khởi với nội dung thuyết trình của người thuyết trình, bạn sẽ chiếm được cảm tình của họ và cuối cùng là cải thiện hiệu suất công việc của mình hôm đó vì bạn làm việc hiệu quả hơn với thuyết trình viên. Vì vậy, có người nói rằng nhã nhặn và hòa đồng tự tin chính là lợi thế của phiên dịch viên; nếu không đòi hỏi. Tương tự, nhiều thính giả muốn giao tiếp với thuyết trình viên để làm rõ các phần trong bài diễn thuyết của người đó hoặc để trao đổi chi tiết liên lạc. Dù bạn có mệt mỏi về tinh thần hay thể chất như thế nào đi chăng nữa thì việc duy trì trạng thái nhã nhặn lịch sự và sẵn lòng truyền đạt cũng rất quan trọng nếu không sẽ làm cho danh tiếng của người thuyết trình bị lu mờ.

4. Kiến thức nền tảng – Điều này chẳng khác gì việc có lĩnh vực chuyên môn và nó cũng áp dụng vào việc phiên dịch. Dù bạn có thể giỏi thông dịch một kiểu tài liệu thế nào đi chăng nữa, ví dụ một sách hướng dẫn sử dụng bếp nấu ăn, thì điều đó cũng không có nghĩa là bạn sẽ phải hoàn toàn thành thạo việc dịch một cuốn tiểu thuyết. Lí do là văn phong hai loại này là hai phạm trù riêng biệt và có sức lôi cuốn đối với các đối tượng khác nhau và được viết nhằm những mục đích khác nhau. Do đó, thường có những lúc kiến thức nền tảng và khả năng tìm kiếm nguồn tài liệu của bạn quan trọng như năng lực ngôn ngữ.

5. Quản lý thời gian – Tạo ra một bản dịch hàng đầu là một chuyện, nhưng dịch trong một khoảng thời gian bắt buộc lại là chuyện khác. Qua đợt thực tập ở The Translation People,tôi đã học được rằng trong vai trò là một biên dịch viên, dù bạn có thể gửi hoàn thành công việc trong thời gian khách hàng mong đợi hay không thì đều có thể quyết định nhận việc hoặc không. Sẽ có những dịp biên dịch viên sẽ đơn giản là không thể nhận dịch vì khối lượng công việc cá nhân lớn hoặc những mong đợi phi thực tế của khách hàng. Tuy nhiên, nếu đã là biên dịch viên nhận dịch thì bạn phải gửi hoàn thành để không gây bất lợi cho công việc của khách hàng. Hậu quả là khách hàng hoặc công ty dịch có thể sẽ không sử dụng dịch vụ của bạn nữa.

6. Quản lý thời gian – Tạo ra một bản dịch hàng đầu là một chuyện, nhưng dịch trong một khoảng thời gian bắt buộc lại là chuyện khác. Qua đợt thực tập ở The Translation People, tôi đã học được rằng trong vai trò là một biên dịch viên, dù bạn có thể gửi hoàn thành công việc trong thời gian khách hàng mong đợi hay không thì đều có thể quyết định nhận việc hoặc không. Sẽ có những dịp biên dịch viên sẽ đơn giản là không thể nhận dịch vì khối lượng công việc cá nhân lớn hoặc những mong đợi phi thực tế của khách hàng. Tuy nhiên, nếu đã là biên dịch viên nhận dịch thì bạn phải gửi hoàn thành để không gây bất lợi cho công việc của khách hàng. Hậu quả là khách hàng hoặc công ty dịch có thể sẽ không sử dụng dịch vụ của bạn nữa.

 

 

 

  • Skype Me™!

    Tư vấn 1
    (+84) (028) 39.111.959

Hổ trợ trực tuyến